Skip to main content

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa hè

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay cộng với thời tiết nắng nóng kéo dài trong mùa hè chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong các loại đồ ăn, thức uống, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: Cá, hải sản, sữa… nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm xảy ra trong mùa hè, người dân cần chú ý không nên chuẩn bị nhiều thức ăn, không để thực phẩm trong môi trường nắng nóng sẽ rất nguy hiểm khi sử dụng; nên chọn mua, sử dụng thực phẩm tại các cơ sở có địa chỉ tin cậy.

 

1

 

Đối với các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp, mùa hè nắng nóng ảnh hưởng đến việc bảo quản và chế biến thực phẩm, thức ăn dễ ôi thiu, số lượng người ăn đông do đó dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm. Do vậy khi chế biến thực phẩm cần giữ vệ sinh, chọn mua thực phẩm tươi sống, rõ nguồn gốc xuất xứ; không nên để thức ăn quá lâu sau khi nấu xong. Người chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc phòng chống ngộ độc và các bệnh lây qua đường ăn uống; thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn thực phẩm. 

1

Người chế biến, kinh doanh thực phẩm đường phố nên rút ngắn thời gian chuẩn bị và phục vụ bữa ăn, bảo Phạm Thanh Hồng-Chi cục ATVSTPquản thức ăn kỹ lưỡng, tránh sử dụng các loại thực phẩm lên men như dưa chua, thực phẩm không tươi sống, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu héo úa, ôi thiu. Bên cạnh đó, trong những ngày nắng nóng, mọi người dân cần uống nhiều nước, ăn hoa quả hợp vệ sinh, không sử dụng các thực phẩm không an toàn để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân, gia đình và trong công tác phòng chống dịch bệnh như hiện nay.

Phạm Thanh Hồng, Chi cục ATVSTP