Skip to main content

Lựa chọn và bảo quản thức ăn dặm cho bé

       Lựa chọn và bảo quản thực phẩm đang là nỗi lo của các me.Vì trên thị trường có quá nhiều thực phẩm bẩn làm mẹ rất lo lắng không biết phải chọn loại nào thì sạch và tốt nhất cho con.Hiểu được nỗi phiền muộn của các mẹ chúng tôi gợi ý mẹ những cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm ăn dặm cho bé.

1.CÁC CÁCH CHỌN THỊT LỢN/THỊT BÒ

Độ tuổi nên ăn:

Thịt động vật, đặc biệt là thịt bò/lợn, nên giới thiệu cho bé từ tuần thứ 2 ăn dặm hoặc từ 6-6.5 tháng tuổi để cung cấp đủ chất đạm và sắt nguyên tố cho phát triển cơ thể và não bộ.

 Cách lựa chọn:

 Nên chọn thịt lợn/bò phần mông trên hay mông dưới, thịt thăn . Đây là những phần nhiều sắt, chất đạm, ít chất béo và dễ tiêu hóa cho các bé dưới 1 tuổi.

2. CÁCH CHỌN THỊT GÀ

Độ tuổi nên ăn:

Thịt gà nên giới thiệu từ 7.5 tháng tuổi. Tuần khuyên dùng 1-2 bữa/tuần

 Cách lựa chọn:

Chọn gà mái tơ hoặc gà chỉ đẻ 1 lứa – nhìn vào phần màu vàng dưới chân gà, nếu dày thì gà đã đẻ nhiều lứa.

 Nếu mua gà trong siêu thị: Chọn phần ức gà và đùi gà: đây là những phần giàu kẽm, protein, ít chất béo.

3. CÁCH CHỌN TÔM SÔNG/BIỂN

Độ tuổi nên ăn:

Tôm sông có thể giới thiệu sau 7.5 tháng tuổi, còn tôm biển thì từ 9 tháng. Tuần khuyên không quá 2 ngày vì cholesterol trong tôm cao.

 Cách lựa chọn:

Chọn tôm còn tươi, bỏ sạch đầu tôm, gạch tôm, và chỉ đen ở lưng tôm. 

4. CÁCH CHỌN CUA BIỂN/CUA ĐỒNG

 Độ tuổi nên ăn:

- Cua đồng có thể ăn sau 7.5 tháng tuổi, cua biển sau 9 tháng tuổi. Tuần ăn không nên quá 2 ngày/tuần.

- Cua đồng bỏ gạch cua, xây nhuyễn, lược qua rây và chế biến nấu canh cho bé hoặc nấu cháo.

- Cua biển chỉ ăn phần thịt trắng, không ăn gạch cua, nên hấp nguyên con (sau khi bỏ gạch) và xé nhỏ thịt trắng của cua và chế biết nấu súp hoặc xào.

5. CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN DẶM ĐÃ CHẾ BIẾN

Cách bảo quản thức ăn dặm đã chế biến như một phần quan trọng trong thực hành ăn dặm cho cha mẹ.Nếu thực hành bảo quản đúng thì thức ăn dặm sau khi rã đông vẫn bảo đảm chất dinh dưỡng và an toàn cho bé.

1

Thức ăn đã chế biến thì nên chia ra 2 phần:

Phần 1: dùng cho bé ăn ngay;

Phần 2 dùng cho bảo quản để ăn lần sau. Phần 2 nên được đặt trong 1 tô lớn và nơi khô ráo để quá trình làm nguội nhanh.

Thời gian trữ đông thức ăn dặm có thành phần riêng lẽ:

Rau củ quả: tối đa là 6 – 8 tháng (Khuyên tốt nhất là dùng trong 3 tuần)

Thịt lợn, bò/cá/thịt gà: tối đa 1-2 tháng (khuyên tốt nhất dùng trong 10 ngày)

Thời gian trữ đông thức ăn dặm có thành phần hỗn tạp: tối đa 3 tuần (khuyên tốt nhất dùng trong 3-5 ngày).

Khi trữ đông ghi rõ ngày tháng, loại thức ăn trữ đông,

Khi rã đông xong, ngửi mùi, nếm vị, quan sát màu sắc, Nếu có bất thường (đổi màu, có chất nhờn, có vị chua lạ, mùi lạ) thì bỏ ngay, không nên cho bé ăn.

Ngăn để trữ đông thức ăn dặm cho bé nên giữ sạch sẽ và để riêng với các ngăn khác (không để gần hoặc dính chung với các thịt tươi sống).

                                                                          Nguyễn Nam Dũng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh LS