Skip to main content

Kỹ năng sơ cứu ngộ độc thực phẩm

Thời điểm cuối năm, giáp Tết luôn là thời điểm nhạy cảm đối với sức khỏe của chúng . Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm trà trộn vào hàng có chất lượng, những mặt hàng này chủ yếu xuất hiện ở các chợ dân sinh, chợ cóc, chợ tạm nơi cung cấp thực phẩm thiết yếu cho người dân. Chính những loại thực phẩm kém chất lượng này là nguồn gốc dẫn đến hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu diễn ra gần đây.

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện các triệu chứng sau khoảng 3-4 giờ sau khi ăn, uốngphải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây độc, thức ăn bị ôi thiu… Các triệu chứng thường gặp nhất của ngộ độc thực phẩm là nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng… hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc. Nếu thấy cơ thể người bị ngộ độc thực phẩm xuất hiện các dấu hiệu trên bạn nên lập tức tiến hành các bước sơ cứu sau đây:

1. Cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng

           Có thể pha một cốc nước muối loãng cho người bệnh uống và tiến hành kích thích để người bị ngộ độc nôn ra những thức ăn trong dạ dày nhằm hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể. Có thể kích thích bằng phương pháp cơ học vào cổ họng bằng cách dùng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn ra được.

2. Gây nôn

Khi tiến hành gây nôn cho người bệnh nằm nghiêng, kê cao đầu để chất nôn không bị trào ngược vào phổi. Nên cho người bệnh nôn ra được càng nhiều thức ăn càng tốt.

3. Cho uống Orezol

Khi người bệnh đã nôn được, để cho người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh giúp hạn chế tác hại mà độc tố mang lại. Tỷ lệ pha một gói orezol với một lít nước, nếu là nước muối đường pha 1/2 thìa cà phê muối, bốn thìa cà phê đường với một lít nước.

4. Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp

Nếu có biểu hiện nghẹt thở nên kéo lưỡi người bệnh ra ngoài để tránh lưỡi bị thụt vào gây ngạt.

5. Theo dõi nhịp tim

Thường xuyên theo dõi nhịp đập của tim bệnh nhân, để có thể hô hấp kịp thời khi cần thiết.

1

6. Đưa đến cơ sở y tế                                                                                     

Sau khi cho bệnh nhân nôn ra và cho uống nước, nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

BS. Phạm Thanh Hồng-Chi cục ATVSTP