Skip to main content

Vệ sinh an toàn thực phẩm sau mùa mưa lũ

Mưa bão gây ngập lụt nhiều nơi, môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm tươi sống khan hiếm là nguyên nhân khiến người dân phải đối mặt với tình hình dịch bệnh, đặc biệt vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) sau mưa lũ, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe dọa

         

1

Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm sau mưa lũ, giữ gìn sức khỏe gia đình mọi người cần thực hiện một số nội dung sau:

1. Thực hiện vệ sinh ăn uống: "Ăn chín, uống chín”, tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi ăn uống; Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi vệ sinh; Nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh.

2. Bảo quản tốt lương thực, thực phẩm tránh ẩm, mốc, mối mọt và ngập nước; Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, phòng chống côn trùng, động vật gây bệnh và ruồi, nhặng xâm nhập. 

3. Thu gom rác thải, xác động vật chết, chôn lấp theo quy định, nạo vét, khơi thông cống rãnh bảo đảm vệ sinh môi trường.

4. Phát hiện sớm, xử lý kịp thời thực phẩm ô nhiễm, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm để xử lý kịp thời. Tuyệt đối không dùng phân tươi để bón, tưới rau, củ quả.

5. Xử lý nước ăn uống, sinh hoạt trong tình huống đang ngập lụt và sau lũ lụt bằng các biện pháp lắng lọc, khử trùng bằng Chloramin T hoặc B và xử lý bằng biện pháp đun sôi trước khi uống theo hướng dẫn của y tế địa phương.

6. Khi bão, lũ xảy ra, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ rất cao vì thế  các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để chế biến thực phẩm.

7. Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật, người dân cần chủ động bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày.

8. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, người dân vùng bão lũ cần thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật.  Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất.Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

2

9. Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp,  nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn.

Vì vậy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta, bằng những hành động nhỏ sẽ góp phần  để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn dinh dưỡng đảm bảo cho sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình.

 

                                                                           BS. Phạm Thanh Hồng- Chi cục ATVSTP