Skip to main content

TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ NHỎ, LẺ

Lạng sơn hiện nay có hơn 7000 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, trong đó số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ chiếm khoảng 87 %.  Trong những năm qua, Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa công tác đảm bảo an toàn thực phẩm( ATTP) đi vào nề nếp; tuy nhiên công tác quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ còn gặp nhiều khó khăn.

          Trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng hơn 2500 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ do ngành y tế quản lý . Hiện nay, phần lớn các cơ sở các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ, thức ăn đường phố có tính chất tự phát, không tập trung, hoạt động chủ yếu vào ban đêm nên rất khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát. Theo Quyết định số 35/2020/QĐ-UBNDngày 14/8/2020 về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh thì các cơ sở nhỏ, lẻ thuộc quyền quản lý của tuyến xã, phường. Để đảm bảo ATTP các Sở, ngành, chính quyền địa phương đã và đang tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ. Trong đó, tập trung phối hợp đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý vệ sinh ATTP, 10 tháng đầu năm 2022 Chi cục ATTP đã tổ chức 01 lớp tập huấn trực tuyến cho hơn 450 đối tượng là cán bộ y tế, công chức văn hoá xã, phường, chuyên viên văn phòng HĐND, UBND và viên chức Trung tâm y tế huyện, thành phố được giao nhiệm vụ quản lý công tác ATTP, về năng cao năng lực công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về ATTP do thanh tra Bộ y tế trực tiếp truyền đạt, cũng trong thời gian này Chi cục thực phẩm đã phối hợp với văn phòng HĐND và UBND các huyện tổ chức cho gần 600 đối tượng là chủ và nhân viên các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống ( DVĂU) , thông qua lớp tập huấn, các hộ kinh doanh DVĂU đã hiểu rõ hơn các qui định của nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, bổ sung kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành, gópphần chung tay đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩmtrên địa bàn.

2

Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống

 

Để quản lý thức ăn đường phố một cách có hiệu quả cần sự tham gia,vào cuộc của toàn hệ thống chính trị trong đó chính quyền các cấp phải giữ vaitrò chủ đạo, y tế làm tốt vai trò tham mưu cho UBND các cấp; các đoàn thể cầntăng cường công tác tuyên truyền, vận động đến các đoàn viên, hội viên củamình nghiêm túc thực hiện các chủ trường, đường lối, chính sách và các quyđịnh trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

  Nam Dũng-Chi cục ATTP