Skip to main content

Phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non

Ngày nay, trước hàng loạt những thông tin về thực phẩm bẩn tràn lan rồi đến các vụ ngộ độc thực phẩm ở các trường mầm non diễn ra trên cả nước, khiến tâm lý phụ huynh vô cùng hoang mang Hằng năm có hàng trăm vụ ngộ độc xảy ra tại các cơ sở mầm non, dấy lên sự lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Vì vậy để phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non, các vị phụ huynh nên có những biện pháp phòng tránh kịp thời bằng cách chủ động kiểm soát chất lượng bữa ăn của con để phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non.

1

Giám sát bếp ăn tại trường mầm non

Kiểm soát bữa ăn để phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non

- Bếp ăn trường mầm non phải đảm bảo được thiết kế theo nguyên tắc 1 chiều.

- Vị trí cách xa nguồn ô nhiễm, nhà vệ sinh, chuồng gia súc, gia cầm.

- Gian bếp sạch sẽ, có đầy đủ các khu vực : khu sơ chế, khu chế biến, khu chia thức ăn đã nấu chín.

- Kiểm tra nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm có đảm bảo an toàn không.

- Nhân viên nhà bếp phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động không như: quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang, găng tay…

- Nhân viên nấu trong bếp có thực hiện đầy đủ các nguyên tắc: rửa tay trước khi nấu, mặc đồ bảo hộ lao động theo quy định...

- Nguồn gốc thực phẩm nhà trường nhập về, phải có hợp đồng mua bán nguyên liệu, giấy kiểm định vệ sinh thú y…

Những điều cần chú ý để phòng ngộ độc thực phẩm ở trường mầm non

Bên cạnh việc vệ sinh an toàn thực phẩm đến từ nơi chế biến đến khi chia thức ăn, người lớn cần chú ý cho trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn để tránh bị ngộ độc. Do trẻ con hiếu động nên thường có rất nhiều vi khuẩn bám vào tay , do vậy người lớn giúp trẻ vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp phòng chống ngộ độc thực phẩm theo quy trình 6 bước rửa tay. Lưu ý Chỉ uống nước chín (đun sôi để nguội), Cần hạn chế cho trẻ ăn quà vặt có những dấu hiệu bất ổn từ hình thức lẫn chất lượng để phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non.

- Phòng ngộ độc bởi phẩm màu độc hại: Quà bánh có màu khác lạ, quá sặc sỡ do tẩm màu hóa chất.

- Phòng ngộ độc bởi thực phẩm có độc tự nhiên: không ăn nấm, củ, rau, quả hoang dại nghi có độc, sản phẩm động vật có độc như  phủ tạng cóc, da cóc, cá nóc…

- Phòng vi khuẩn nhân lên trong điều kiện môi trường: thức ăn chín không để quá 2 giờ, nếu ăn phải được hâm nóng lại.

- Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm chế biến sẵn (thịt quay, thịt luộc) để ăn ngay phải sử dụng dao, thớt, đũa, thìa, riêng biệt.

                                                                              BS. Phạm Thanh Hồng